Nhổ răng hàm là quyết định rất khó khăn của nhiều người. Bởi chiếc răng này có vai trò quan trọng trong ăn nhai, lại chứa đựng nhiều biến chứng nguy hiểm khi nhổ răng không đúng cách. Vậy nhổ răng có ảnh hưởng gì không, hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
1. Nhổ răng hàm không đau nhức
Nhổ răng bị đau chỉ là việc thường gặp trước đây. Hiện nay, việc nhổ răng đã nhẹ nhàng hơn nhiều, không đau đớn nhờ thuốc gây tê cực tốt, thường là lidocain, xylocain hay cabocain. Tiêm thuốc này ban đầu bệnh nhân chỉ hơi ê nhẹ do tác động của lực ép vào mô răng. Sau khi thuốc tê ngấm, có thể gây tê trong 2 giờ – là khoảng thời gian đủ để hoàn thành xong việc nhổ răng hàm hoàn chỉnh.
Nếu răng hàm nằm ngay ngắn và được xác định thuộc trường hợp nhổ răng không khó thì sau khi thuốc tê tan, bệnh nhân chỉ hơi ê nhẹ. Chỉ khi là trường hợp nhổ răng khó, phải xâm lấn rộng hơn và các mô quanh răng thì sau khi thuốc tê tan, bác sỹ sẽ cho thuốc giảm đau, giảm phù nề nên cảm giác đau sẽ qua nhanh.
2. Nhổ răng hàm không nguy hiểm
Nhiều người vẫn nghĩ nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng hàm thì rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến dây thần kinh trong xương hàm và dây thần kinh mặt, dây thần kinh mắt. Thực tế thì cấu tạo dây thần kinh trong khoang miệng được bảo vệ khá tốt, tách biệt và cách xa chân răng. Có một khoảng xương hàm ngăn cách giữa răng với các ống dẫn dây thần kinh là không chứa bất cứ mạch máu nào nên nhổ răng khó có thể chạm đến dây thần kinh trong xương hàm.
Bạn không nên nghĩ cảm giác giật nhẹ quanh răng nhổ là do dây thần kinh bị động chạm. Phản ứng giật giật nhẹ này là bình thường, nó sẽ hết dần sau đó.
3. Triệu chứng sốt sau nhổ răng là gì?
Có những nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt nhẹ sau nhổ răng. Đôi khi do tâm lý sợ hãi của người bệnh, lo lắng bị đau, bị chạm dây thần kinh mà sinh ra căng thẳng tâm lý. Bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái lơ mơ mà chuyên môn vẫn gọi là ngất xanh, mạch chậm và huyết áp thấp, vã mồ hôi, thân nhiệt tăng nên tưởng như sốt.
4. Nhổ răng hàm tốt là thế nào?
Nhổ răng hàm tốt là sau nhổ không sót lại chân răng, bệnh nhân không bị sốt. Nếu phát hiện chân răng còn sót có thể khắc phục giảm đau như bình thường, còn chân răng nên để xử lý sau, tránh việc cố moi được chân răng sót gây đau hơn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp chân răng sau một thời gian sẽ tự trồi lên thì việc nhổ bỏ sẽ nhẹ nhàng hơn.
5. Nhổ răng hàm có chảy máu không?
Nhổ răng hàm chắc chắn sẽ có chảy máu, tuy nhiên thời gian chảy máu chỉ xảy ra trong khoảng 3 – 6 phút, 9 – 12 phút sau máu sẽ đông và tự cầm lại. Chi khi bệnh nhân đang bị viêm trong xương hàm, bị bệnh huyết hữu, đang uống thuốc chống đông máu, cảm sốt, bệnh nhân nữ trong kỳ kinh thì việc chảy máu kéo dài hơn và chậm đông hơn. Ngoài ra, nếu bênh nhân không thực hiện đúng hướng dẫn của bác sỹ cũng sẽ khiến việc chảy máu xảy ra lâu hơn sau đó. Lúc này bạn cần khám lại để bác sỹ trợ giúp cầm máu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét