Để trồng răng giả, người mất răng có thể lựa chọn một trong ba cách là làm răng tháo lắp, cầu răng và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp sẽ có những vấn đề cần chú ý sau trong cách trồng răng giả.
Hẳn sẽ có không ít người mất răng đều thắc mắc về cách trồng răng giả khi muốn khôi phục lại những chiếc răng mất. Để bệnh nhân có thể yên tâm hơn trước khi thực hiện trồng răng giả, Nha khoa xin cung cấp những thông tin cần thiết nhất về kỹ thuật phục hình này để bạn có những hình dung rõ hơn đối với việc trồng răng giả.
1. Cách trồng răng giả bằng cầu răng
Đây là biện pháp được sử dụng khá lâu và hiện nay vẫn được không ít người lựa chọn.
Cách trồng răng giả cụ thể bằng phương pháp này như sau:
– Sau khi bệnh nhân đã đồng ý phục hình, bác sỹ sẽ tư vấn loại vật liệu răng cần thiết để thực hiện cho phù hợp với vị trí mất răng cụ thể. Bởi vì làm cầu răng cần sử dụng đến các thân răng giả.
– Tiếp đó bệnh nhân sẽ được sửa soạn tại khoảng trống mất răng để chuẩn bị cho việc trồng răng. Đầu tiên, khoảng trống mất răng sẽ được sửa soạn lại. Những chiếc răng ở hai bên răng mất được mài nhỏ thành cùi răng sửa soạn cho việc chụp thân răng lên trên.
– Bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm để chế tạo mẫu thạch cao và làm thông số dữ liệu cho việc thiết kế và chế tạo thân răng sứ. Trong thời gian chờ chế tạo răng sứ, nếu răng cần trồng là phía trước thì bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Sau đó, khi cầu răng sứ được chế tạo xong, sẽ được lắp lên trên các cùi răng thật và ở khoảng trống mất răng. Cách trồng răng sứ bằng cầu răng hoàn tất.
2. Cách trồng răng giả bằng cấy ghép Implant
Với Implant, cách trồng răng giả diễn ra khác hoàn toàn với làm cẩu răng. Cụ thể bệnh nhân sẽ trải qua các bước sau đây:
– Bệnh nhân cũng được tư vấn kỹ về hướng phục hình, các loại trụ răng để lựa chọn. Khi bệnh nhân đã đồng ý phục hình, bác sỹ mới bắt đầu tiến hành các thao tác trồng răng cụ thể.
– Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được chụp phim để kiểm tra tình trạng xương hàm và nướu như thế nào, có phù hợp cho việc cấy ghép răng Implant hay không.
– Nếu bệnh nhân có thể trải qua cấy ghép luôn bác sỹ sẽ tiến hành gây tê, hoặc gây mê để đặt trụ răng vào trong xương hàm. Nhưng nếu bệnh nhân có mật độ xương hàm không đảm bảo, sẽ cần phải trải qua phẫu thuật cấy ghép xương hàm trước sau đó mới tiến hành đặt trụ cấy ghép răng.
– Việc đặt trụ được thực hiện bằng thiết bị hiện đại, đưa vào trong xương hàm ở đúng vị trí xương ổ răng bị trống (do mất răng) gây ra. Yêu cầu cần đảm bảo của việc đặt trụ răng là phải đảm bảo đúng tỷ lệ và độ nông sâu của trụ chân răng. Trụ Abutment nối dài chân răng cũng được lắp luôn sau đó.
– Tiếp đó, bệnh nhân được lấy dấu hàm để thiết kế thân răng sứ. Trong thời gian chờ đợi này, bạn sẽ được gắn thân răng tạm nếu chiếc răng cần phục hình là răng ở phía trước.
– Khi răng sứ được chế tạo xong sẽ lắp lên trên trụ răng, bám vào trụ Abutment. Quá trình trồng răng Implant được hoàn tất.
3. Cách trồng răng giả bằng hàm tháo lắp
Cách trồng răng giả tháo lắp diễn ra khá đơn giản và không mấy phức tạp. Bệnh nhân chỉ cần trải qua các bước sau:
– Trước tiên bệnh nhân sẽ được thăm khám cụ thể nếu đồng ý làm hàm răng giả thảo lắp thì sẽ được lấy dấu hàm để chế tạo răng giả.
– Sau thời gian chờ đợi, bệnh nhân sẽ được giao hàm sau khi đã được hướng dẫn kỹ lưỡng cách sử dụng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét