Kiến thức nha khoa

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Làm thế nào để trẻ không sợ nha sĩ ?

Việc đưa trẻ đi khám răng miệng càng sớm càng tốt. Các chuyên gia cho biết điều này sẽ tạo cho trẻ thân thiết và cảm thấy như ở nhà khi được đưa đến phòng nha từ lúc nhỏ. Tốt nhất nên đưa trẻ đến khám khi 1 tuổi, lúc này các răng sữa đầu tiên đã mọc.


>>làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu

Việc đưa trẻ tới phòng khám không chỉ giúp giữ cho răng trẻ được khỏe mạnh, điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng mà còn hình thành cho trẻ một thói quen tốt về việc chăm sóc răng miệng.Để giúp trẻ không còn lo sợ và hợp tác tốt với việc điều trị, vai trò của phụ huynh là rất quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp sau đây nhằm giúp trẻ không còn sợ hãi, lo lắng khi đi khám răng.


1.Bắt đầu sớm:


2.Tập làm quen với việc khám răng ngay tại nhà

Hãy cho trẻ xem các hình ảnh, video về việc khám và điều trị răng miệng. chúng ta nên chơi với trẻ trò chơi nha sĩ. Người thân có thể dùng bàn chải nhỏ hay một gương khám của nha sĩ để đưa vào miệng và đếm số răng, kiểm tra môi, lưỡi, má…

3. Không nên mua chuộc trẻ
“ sau khi làm răng bố (mẹ) sẽ mua cho con đồ chơi…” câu nói trên sẽ làm cho trẻ tin rằng việc làm răng là một việc làm gây đau đớn, khó chịu nên cần phải “ mua chuộc” trẻ. Thay vì nói như vậy chúng ta có thể khen ngợi trẻ khi trẻ hợp tác, thưởng một cách bất ngờ sau khi trẻ hoàn thành việc điều trị răng
4. Tạo hình ảnh phòng nha thân thiện, an toàn
Trước khi bắt đầu điều trị có thể cho trẻ tham quan phòng khám, cho xem các trẻ khác đang được điều trị. Một số phụ huynh có thói quen dẫn trẻ đi cùng khi làm răng, việc làm này có thể làm trẻ lo lắng khi thấyn hững dụng cụ sắc nhọn, kim tiêm… do đó chỉ nên cho trẻ ở phòng chờ hay tốt nhất cho trẻ chờ ở khu răng trẻ em – nơi cách trang trí thật sự phù hợp với trẻ.

5. Tránh dùng những từ “nhạy cảm”
Người đi cùng nên chú ý từ ngữ khi giao tiếp với trẻ. Đặc biệt tránh những từ gây cảm giác khó chịu, lo lắng như: “kim tiêm”, “ đau”, “ chảy máu” , “ nhổ răng”, “ khoan răng”. Nếu bạn không biết từ ngữ thích hợp để giải thích cho trẻ có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ hay trợ thủ nha khoa. Đối với trẻ nhỏ, khi khám chỉ nên nói đơn giản là “ đếm số răng” thay vì nói “ kiểm tra răng sâu…”
6. Tạo sự tin tưởng:
Cần tạo cho trẻ niềm tin vào bác sĩ. Không được nói dối trẻ là “ hoàn toàn đau” nếu việc điều trị có thể gây khó chịu cho trẻ. Cần thông báo với trẻ “ có thể hơi khó chịu một chút” nếu cần thiết.
7. Phân tán sự tập trung của trẻ
Có thể cho trẻ mang theo búp bê, đồ chơi mà trẻ yêu thích để giúp bé phân tán tư tưởng trong quá trình điều trị. Ngoài ra có thể kể cho bé nghe những câu chuyện về “sâu ăn răng”, “ nước thần làm sạch răng”… trong lúc thao tác để chuyển sự chú ý của bé vào các hình ảnh cổ tích trong câu chuyện.

7. Chia thành những lần điều trị ngắn:
Trong lần khám đầu chỉ nên thực hiện việc thăm khám và thực hiện những việc điều trị đơn giản, không khó chịu cho trẻ. Có thể chia làm nhiều lần hẹn để giảm sự mệt mỏi, căng thẳng cho trẻ.

8. Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đi đến nha sĩ.

Cho trẻ biết rằng việc đi khám răng là cần thiết và bắt buộc để có một hàm răng khỏe mạnh, một nụ cười đẹp. Bố mẹ, người thân cần làm gương cho trẻ trong việc đi khám răng miệng và giữ vệ sinh răng miêng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét