Kiến thức nha khoa

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật hàn răng bằng composite

Composite là chất liệu tổng hợp quan trọng có nhiều ưu điểm nổi bật, được xem là chất liệu có thể thay thế rất tốt cho mô răng thật. Composite đã được sử dụng nhiều trong nha khoa từ những năm thập niên 90 đến nay và được coi là chất liệu hàn trám khó có thể thay thế được bởi các chất liệu hàn răng khác.



Kỹ thuật hàn răng bằng composite là phương pháp thẩm mỹ răng bị mất mô răng khá thịnh hành. Chất liệu này có thể thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người hàn răng. Tuy nhiên, hàn răng bằng composite vẫn có những nhược điểm đáng kể mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên áp dụng hay không.


1. Ưu điểm của kỹ thuật hàn răng bằng composite

So với hàn răng amalgam thì kỹ thuật hàn răng bằng composite đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn cho răng sau khi hàn do có màu sắc gần giống với màu răng nên không có sự chênh lệch và khó bị phát hiện khi giao tiếp. Trong khi hàn, nha sỹ có thể kiểm soát và làm chủ được màu sắc của chất liệu này nên đảm bảo không tạo ra sự phân biệt lớn giữa răng với chất liệu hàn.

Đây cũng là chất liệu có độ nến chịu lực tốt, chống chịu được với sự mài mòn thường xuyên diễn ra trong môi trường miệng. Đặc biệt, chất liệu này không hề gây độc hại với cơ thể.


Khi sử dụng composite để hàn răng, nha sỹ có thể thao tác được rất nhanh dưới nhiệt độ thường nên có đủ thời gian để tạo hình răng chính xác, tỉ mỉ hơn do đặc tính dẻo, dạng monomer đặc trưng. Nhờ thế, có thể sử dụng composite cho nhiều dạng khuyết hổng mô răng khác nhau. Sau khi hoàn thiện tạo hình composite sẽ được đông cứng bằng đèn Halogen hoặc bằng Laser tùy công nghệ tại các phòng nha.

2. Nhược điểm của kỹ thuật hàn răng composite

Bên cạnh những ưu điểm trên, kỹ thuật hàn răng bằng composite cũng có những nhược điểm đáng kể cần được lưu ý để người có nhu cầu hàn răng cân nhắc trong khi lựa chọn.

Đặc tính của composite là có độ giãn nở vị nhiệt khác với men răng, nên khi trám trên răng, dưới tác động của thức ăn hoặc nước uống nóng, composite và men răng sẽ diễn ra sự bất đồng trong giãn nở dẫn đến tình trạng thay đổi thể tích của hai chất liệu khác nhau, làm chúng trượt lên và có xu hướng tách nhau ra.

Hơn nữa, composite là chất liệu bị ngấm nước bọt nên chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng hôi miệng về lâu dài cho người phục hình và thường sau một khoảng thời gian từ 2-3 năm, khi chỗ trám đổi màu và có mùi hôi thì bạn nên đi hàn trám lại để đảm bảo tính thẩm mỹ.

3. Có thể thay thế kỹ thuật hàn răng bằng composite bằng chất liệu nào khác?

Hiện tại, với những điểm trám nhỏ mà như kẽ răng, cổ răng, rìa răng, lỗ sâu nhỏ trên thân răng, đăc biệt là răng cửa phía trước thì không có chất liệu trám nào khác có thể thay thế composite để phục hình răng được.

Với miếng vỡ mô răng lớn hoặc tổn thương mô răng hàm từ có thể sử dụng chất liệu sứ để trám theo phương pháp Inlay/Onlay tức là tạo xoang trám trên răng trước và đúc miếng trám bên ngoài theo dấu răng rồi mới gắn trở lại trên răng. Phương pháp này đảm bảo hơn, khắc phục được những nhược điểm mà composite gặp phải để phục hình răng thẩm mỹ, bền và dài lâu hơn.

Nếu thực hiện theo kỹ thuật hàn răng bằng composite thông thường thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn công nghệ Laser Tech – công nghệ hàn răng tân tiến hiện nay. Laser Tech giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu.

Công nghệ mới cũng hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn đến cấu trúc răng, không làm tổn thương men răng, do đó không gây nên cảm giác ê buốt khi trám răng.


Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ về kỹ thuật hàn răng bằng composite. Mọi băn khoăn liên quan đến công nghệ hàn trám răng cũng như mức chi phí, bạn có thể liên hệ với Nha khoa bằng cách đăng ký tư vấn theo form dưới đây. Các bác sỹ sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn một cách chi tiết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét