Kiến thức nha khoa

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Móm có di truyền không?

Ngày nay, không khó để bắt gặp tình trạng móm ở nhiều người. Là một dạng sai lệch hàm và khớp cắn, móm không chỉ khiến người bệnh mất đi thẩm mỹ khuôn mặt, mà còn gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống và tiềm ẩn những bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hàm móm, và móm có di truyền không?




Thông thường, nhiều người cho rằng, móm là tình trạng sai lệch răng và hàm của riêng mỗi người, do đó yếu tố di truyền thường bị bỏ qua khi tìm hiểu nguyên nhân gây hô.

Vậy trên thực tế, móm có di truyền không?


Theo một nghiên cứu y khoa, đến 70% các trường hợp móm trên thế giới có nguyên nhân đến từ sự di truyền. Chỉ 30% còn lại mắc phải tình trạng hàm móm do các nguyên nhân khác. Do đó, nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc ông bà bị móm, tỉ lệ trẻ sinh ra mắc phải hàm móm sẽ rất cao.

– Móm do di truyền chiếm đến 70% tỉ lệ các trường hợp bị móm

Nguyên nhân của tình trạng móm do di truyền ở đây là do sự di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau cấu trúc gen. Sự kết thừa cấu trúc gen này của thai nhi sẽ gây ra tình trạng móm về sau ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp khi cha mẹ hoặc ông bà bị móm do cấu trúc răng hoặc xương hàm, thế hệ sau có thể không gặp phải tình trạng móm vì đây không thuộc về hệ gen.

Như vậy, với vấn đề móm có di truyền không, thì di truyền là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng móm ở nhiều người. Móm do di truyền cũng không thể điều trị đơn thuần bằng niềng răng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét