Kiến thức nha khoa

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Nhổ răng số 7 an toàn tránh biến chứng nguy hiểm

Răng số 7 là một trong những răng đóng vai trò quan trọng nhất đối với chức năng ăn nhai của cung hàm, do đó, việc có nên nhổ răng hàm số 7 hay không luôn là vấn đề cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.



Khi nào nên nhổ răng số 7 và trong quá trình nhổ răng cần chú ý những điều gì để an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1.Răng hàm số 7 – Khi nào nên nhổ?

Nhổ răng trong những trường hợp điều trị bệnh lý răng miệng hay làm thẩm mỹ cho răng luôn là phương án được chỉ định cuối cùng, vì cố gắng tối đa bảo tồn răng thật cho bệnh nhân luôn là nguyên tắc hàng đầu trong nha khoa. Đặc biệt là với răng hàm số 7 – răng có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, tạo ra lực nhai của toàn hàm thì nguyên tắc bảo tồn răng lại càng trở nên quan trọng.



Tuy nhiên với một số trường hợp răng số 7 bị tổn thương quá nặng, việc bảo tồn không thể thực hiện được nữa thì cần phải chỉ định nhổ để không ảnh hưởng đến các răng xung quanh nó, cụ thể là:

– Răng sâu quá nặng, xâm lấn vào buồng tủy, răng bị lung lay không thể điều trị do bị viêm nha chu.

– Răng bị viêm nhiễm quá mức, gây áp xe xương ổ răng hoặc răng bị vỡ mẻ hầu hết phần thân răng, chỉ còn phần chân răng trong xương hàm thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
2.Nhổ răng hàm số 7 có nguy hiểm không?

Khi bắt buộc phải nhổ răng hàm, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì với những công nghệ nhổ răng hiện đại như hiện nay, thì việc nhổ răng số 7 cũng như những răng hàm khác đều không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đối với sức khỏe của bệnh nhân.


Hơn nữa, trước khi nhổ răng, các bác sĩ cũng tiến hành chụp x-quang để xác định vị trí mọc của răng như thế nào, có liên quan hay ảnh hưởng gì đến các dây thần kinh, nếu nhổ bỏ có ảnh hưởng gì đến cấu trúc của xương hàm, có tác động xấu gì đến những răng xung quanh hay không… rồi mới tiến hành nhổ nên có thể nói đây là quá trình tuyệt đối an toàn.

Một số bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: Rối loạn chức năng máu, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường… cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình để các bác sĩ có thể đánh giá, cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định rằng có nên nhổ răng hay không.


Sau khi răng số 7 bị nhổ, sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, và việc ăn nhai chắc chắn sẽ bị nhiều ảnh hưởng. Do đó, lựa chọn một phương pháp phục hình, nhằm tạo ra một chiếc răng giả vừa có chức năng, vừa đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ là điều vô cùng quan trọng. Và trong trường hợp này, cấy ghép implant là giải pháp duy nhất, hoàn hảo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét