Kiến thức nha khoa

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Phân biệt trẻ sốt do mọc răng với bệnh

Để phân biệt được chính xác các triệu chứng trẻ sốt do mọc răng hàm với các bệnh lý gây sốt khác ở trẻ, bạn cần nắm được chi tiết về thời điểm mọc răng và các triệu chứng cụ thể. Từ đó, mới có thể biết được đâu là cách xử lý phù hợp, không bi nhầm lẫn với các bệnh sốt thông thường.

Trẻ sốt mọc răng vào giai đoạn nào?
Khi trẻ bước vào khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Răng sữa sẽ tồn tại cho đến khi trẻ 5-6 tuổi sẽ thay chiếc đầu tiên và hoàn tất khi 10-12 tuổi. Răng sữa là răng ở giai đoạn đầu đời và có vai trò quan trọng trong ăn nhai, phát âm cũng như định hướng vị trí mọc cho răng vĩnh viễn.
Xem thêm:

Khi mọc răng là lúc trẻ có nguy cơ bị sốt do mọc răng nên bố mẹ có thể chú ý hơn đến điều này. Tuy nhiên, trẻ sốt mọc răng chỉ là lưu ý để bạn có thể lường trong số những nguyên nhân khiến bé bị sốt. Ngoài mọc răng ra, trẻ còn có thể cảm sốt thông thường hoặc bị mắc bệnh nhiễm khuẩn khác.

Giai đoạn trẻ mọc răng sẽ gây nên hiện tượng biếng ăn ở trẻ, tham khảo bài viết :Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? để có hướng giải quyết các mẹ nhé!

Các triệu chứng trẻ sốt do bé mọc răng hàm như thế nào?
Có những dấu hiệu ở bé, tưởng như là những biểu hiện thông thường nhưng có thể “báo hiệu” cho thấy hiện tượng sốt do bé mọc răng hàm:

– Bé chỉ sốt nhẹ, dưới 38 độ, chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
– Bé thường hay đưa tay vào miệng cắn hoặc cắn các vật cứng khác
– Bé hay cọ xát lợi, hay mút
– Bé có thể đi cầu phân nhão, sệt 3 – 4 lần/ngày
– Bé có thể quấy khóc, biếng ăn
– Bé có thể bị ho nhiều hơn

Các dấu hiệu này nếu xuất hiện thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi răng nhú lên.

Chế độ ăn uống
Khi bé sốt mọc răng hàm bạn chú ý hơn đến thực phẩm chế biến cho bé ăn cần phải mềm, có nước để bé dễ nuốt, nhiệt độ thức ăn vừa phải và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cho bé uống thêm nước ấm mỗi ngày để bù vào lượng nước mất do đi phân lỏng. Nước cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn.

Vệ sinh răng miệng
Chú ý vệ sinh miệng cho bé kỹ, nhẹ nhàng sau khi ăn, nên sử dụng khăn mềm hoặc bông gạc. Dùng ngón tay thay vì dụng cụ, vì khi mẹ dùng ngón tay bọc khăn mềm vệ sinh sẽ điều chỉnh được lực và chủ động hơn trong thao tác.
Nếu bé mọc răng hàm quấy khóc nhiều hơn, không chịu ăn uống nhiều ngày và sốt cao bạn nên cho bé đi khám để nha sỹ có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Trẻ sốt do mọc răng hàm vẫn cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Phân biệt sốt do bé mọc răng hàm với các bệnh khác
Nếu bé sốt quá 39 độ, thì không nên kết luận bé sốt do mọc răng hàm. Trường hợp bé tiêu chảy nặng, cũng nên nghĩ ngay đến các bệnh khác. Khi sốt mọc răng, bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ, phân hơi có nước chứ không như tiêu chảy do bệnh khác.
Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ như phát ban, chảy dãi và nước mũi nhiều, tiêu chảy, chán ăn, sốt nếu kéo dài sau 4 ngày không thấy răng nhú và tiếp tục kéo dài sau đó thì nó có thể là bệnh lý khác không phải do mọc răng.
Bạn cần theo sát những diễn biến cơn sốt của trẻ để có biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và đảm bảo cho bé có thể trải qua mọc răng an toàn, thuận lợi và không xảy ra những sai khác bất thường.

Theo kinh nghiệm hỗ trợ điều trị cho trẻ mọc răng, sau khi theo dõi các bé đến khám xem có phải chuẩn bị mọc răng không, Bác sỹ cho biết, khi có các dấu hiệu trên, bạn cho bé dùng thuốc hạ sốt mà thấy đỡ thì có thể nghĩ trẻ sốt do mọc răng hàm. Lúc này bạn có thể yên tâm là vài ngày sau bé sẽ tự khắc khỏi. Nhưng nếu trẻ uống thuốc mà vẫn không thấy khá hơn thì khả năng không phải bé sốt do mọc răng mà là do bệnh lý khác. Do đó,  bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời phát hiện nguyên nhân và hỗ trợ điều trị.

Những thông tin cơ bản trên đây về thời điểm bé mọc răng hàm gây sốt cùng với các triệu chứng phân biệt và cách xử lý cụ thể hi vọng rằng sẽ giúp ích được cho bạn, hạn chế những lo lắng không cần thiết và có thể bình tĩnh hơn trước các tình huống sốt hay gặp ở trẻ nhỏ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét